top of page

NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU - PHẦN 2

Không phải ai cũng biết tình trạng thiếu máu đã được cảnh báo bằng những triệu chứng nào? Vậy đâu là phương án phòng ngừa thiếu máu thiết thực và hiệu quả?

TRIỆU CHỨNG CỦA TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU

 

Các triệu chứng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu bao gồm các dấu hiệu như cơ thể yếu dần đi và thiếu năng lượng, nhịp tim nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở bụng và trán. Một số người bị thiếu máu cảm thấy chán ăn, rối loạn giấc ngủ và khó thở khi tập thể dục. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến đau dạ dày và suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch.

 

Một số triệu chứng thiếu sắt có thể nhận biết rõ rệt là:

  • Thiếu sắt có thể dẫn đến những thay đổi trên tóc, móng tay và lưỡi

  • Lưỡi có thể trở nên đau, bóng và đỏ

  • Tóc trở nên giòn và dễ gãy

  • Móng tay cũng trở nên giòn, mỏng và có màu trắng bên trong

=> Đây là những dấu hiệu minh chứng cho sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. 

TRIEU_CHUNG_DO_THIEU_MAU.png

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt được nhận biết rõ

Tuy nhiên, có rất nhiều người có những dấu hiệu này không phải do thiếu máu mà do một số bệnh khác. Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị thiếu máu hay không là thực hiện một loạt xét nghiệm máu để đo chính xác nồng độ sắt và các chất khác trong máu. Nếu bạn nghi ngờ bị thiếu máu, hãy đi khám bác sĩ.

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THIẾU MÁU

BIEN_CHUNG_DO_THIEU_MAU.png

Các nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu

Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác cho sức khỏe, bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài: thiếu máu trầm trọng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cản trở thực hiện các hoạt động hàng ngày

  • Các biến chứng khi mang thai: phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate dễ dẫn đến các biến chứng như sinh non 

  • Các vấn đề về tim: thiếu máu có thể làm cho tim đập nhanh hơn, dẫn đến việc nhịp tim nhanh hoặc không đều (loạn nhịp tim). Khi bị thiếu máu, tim phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp lượng oxy bị thiếu hụt trong máu và điều này là nguyên nhân dẫn đến suy tim. 

  • Tử vong: bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mất máu nhanh gây thiếu máu cấp tính, khiến bệnh trở nặng và gây tử vong.

THIẾU MÁU ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Khi được chẩn đoán thiếu sắt, bệnh nhân sẽ được điều trị sớm. Trên thực tế, việc điều trị thiếu máu rất đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần bổ sung chất sắt hàng ngày bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất sắt như gan, đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và rau lá xanh hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể. 

 

Tuy nhiên, cung cấp cho cơ thể quá nhiều sắt cũng không tốt vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa sắt. Đừng bắt đầu bổ sung sắt khi chưa hỏi ý kiến ​​bác sĩ, bởi việc bổ sung sắt có thể làm tăng nhanh lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng, chính vì thế bạn cần phải thật cẩn trọng.

FERUM_GOLD.png

Sản phẩm siro bổ máu Rainbow hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU MÁU

 

Nhiều loại thiếu máu không thể ngăn ngừa được nhưng có thể tránh được thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách thiết lập một chế độ ăn uống có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, gồm:

  • Sắt: thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc giàu chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.

  • Axit folic: có trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng và ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.

  • Vitamin B12: các thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, các sản phẩm được tạo ra bằng sữa, đậu nành tăng cường và các sản phẩm ngũ cốc.

  • Vitamin C: thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước trái cây họ cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những loại thực phẩm này sẽ giúp việc hấp thu sắt trở nên dễ dàng hơn.

NGAN_NGUA_THIEU_MAU.png

Các thực phẩm bổ sung Sắt , Vitamin B9, B12 thành phần tạo hồng cầu

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Rainbow Pharma đã tổng hợp được để gửi đến các bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh thiếu máu, cũng như có cái nhìn đúng đắn hơn về loại bệnh này. Phòng bệnh hơn chữa bệnh - hãy bảo vệ chính mình và người thân bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng một cách đúng đắn, định kỳ và có liều lượng phù hợp.

 

Những thông tin cung cấp trong bài viết trên của chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán hay chữa bệnh. Theo dõi fanpage: https://www.facebook.com/CTCPDuocPhamQuocTeRainbow hoặc https://www.facebook.com/RainbowPharmaHCM/ để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

social-06-06.png
social-02.png
bottom of page