NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU - PHẦN 1
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất hiện nay, hiện tượng này xuất hiện khi cơ thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày. Có thể bạn đã biết, đối tượng thường xuyên chịu ảnh hưởng của việc thiếu máu đa phần là nữ giới. Vậy bạn có đang là đối tượng có nguy cơ thiếu máu và cần siro sắt hỗ trợ hay không? Hãy cùng Rainbow Pharma tìm hiểu vấn đề này nhé!
Trong cơ thể con người có 3 loại tế bào máu
-
Tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng
-
Tiểu cầu giúp tạo cục máu đông
-
Tế bào hồng cầu cung cấp oxy và mang đi nuôi cơ thể
Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố Hemoglobin là một loại protein giàu chất sắt làm cho máu có màu đỏ. Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và carbon dioxide từ các bộ phận khác của cơ thể đến phổi để thở ra. Hầu hết các tế bào máu, bao gồm cả hồng cầu, được sản xuất thường xuyên ở bên trong tủy xương. Để tạo huyết sắc tố và tế bào hồng cầu, cơ thể cần sắt, vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng khác từ chế độ ăn uống.

Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố Hemoglobin là một loại protein giàu chất sắt
Khi số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể thấp và không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Có nhiều dạng thiếu máu và mỗi dạng lại có nguyên nhân riêng. Tình trạng thiếu máu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, sẽ mang tính tạm thời hoặc lâu dài. Nếu bạn có dấu hiệu thiếu máu, hãy đến gặp bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nghiêm trọng.
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THIẾU MÁU

Các nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu
1. Thiếu máu do viêm
Một số bệnh như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào hồng cầu.
2. Thiếu máu do không tái tạo
Đây là một bệnh thiếu máu hiếm gặp đe dọa đến tính mạng, nguyên nhân vì cơ thể không tạo đủ hồng cầu. Các yếu tố dẫn đến thiếu máu không tái tạo bao gồm nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc, rối loạn tự miễn dịch và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Thiếu máu do không tái tạo
3. Thiếu máu bất sản
Các bệnh khác nhau như bệnh bạch cầu và bệnh tủy có thể gây thiếu máu do ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu trong tủy xương. Ảnh hưởng của các loại ung thư và các bệnh tương tự có thể đe dọa đến tính mạng, bất chấp nhẹ hay nặng.
4. Thiếu máu do thiếu sắt
Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do cơ thể thiếu chất sắt - loại chất mà tủy xương cần để tạo ra huyết sắc tố. Chính vì thế, cơ thể không thể sản xuất được huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu nếu không có đủ chất sắt. Tình trạng thiếu máu này xảy ra tương đối nhiều với phụ nữ mang thai hoặc người bị mất máu thường xuyên, như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, vết thương, ung thư hoặc sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin - có thể gây viêm niêm mạc dạ dày và dẫn đến mất máu.

Thiếu máu do thiếu sắt
5. Thiếu máu vì thiếu vitamin
Ngoài sắt, cơ thể cần axit folic và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chế độ ăn thiếu những chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên, vẫn có một số người dù được bổ sung đủ vitamin B12 cũng không thể hấp thụ vitamin - điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin hay nói chính xác hơn là thiếu máu ác tính.
6. Tình trạng tan máu bẩm sinh
Tan máu bẩm sinh là một bệnh lý mang tính di truyền khi liên quan đến các khiếm khuyết về huyết sắc tố, cấu trúc protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy. Ở những người bị tan máu bẩm sinh, chính vì quá nhiều tế bào hồng cầu bị phá hủy nên mới xuất hiện tình trạng thiếu máu.
7. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là một dạng bệnh di truyền và nghiêm trọng hơn khi phát triển thành thiếu máu tán huyết. Tác nhân gây bệnh là một dạng huyết sắc tố bị khiếm khuyết bất thường dẫn đến các tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm. Các tế bào máu bất thường này thường chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu máu là thiếu hồng cầu mãn tính.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm
CÁC YẾU TỐ CÓ NGUY CƠ LÀM CƠ THỂ THIẾU MÁU
-
Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất: ăn ít chất sắt, vitamin B12 và axit folic làm tăng nguy cơ thiếu máu.
-
Rối loạn đường ruột: ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non, chẳng hạn như bệnh Crohn và bệnh celiac, làm tăng nguy cơ thiếu máu.
-
Kinh nguyệt: phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam giới và phụ nữ sau mãn kinh
-
Mang thai: tốt nhất nên bổ sung vitamin tổng hợp axit folic và sắt trong khi mang thai để hạn chế nguy cơ bị thiếu máu. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài sau khi sinh thì sẽ được gọi là thiếu máu sau sinh.

Mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu
-
Các bệnh mãn tính như: ung thư, suy thận, tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác làm tăng nguy cơ thiếu máu bởi những bệnh này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tế bào hồng cầu.
-
Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người thân bị mắc bệnh thiếu máu di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm thì chứng tỏ bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.
-
Các yếu tố khác: Tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng, rối loạn máu và các bệnh tự miễn dịch làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
-
Tuổi tác: những người già trên 65 tuổi sẽ có nhiều nguy cơ mắc thiếu máu nhiều hơn

Người lớn tuổi có nguy cơ thiếu máu nhiều hơn
TPBVSK Ferum Gold, giúp bổ sung sắt và acid folic cho cơ thể, hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RAINBOW
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG - CHUNG TAY BẢO VỆ
Địa chỉ: 537/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Gò Vấp, TP.HCM
Email: rb.rainbowpharma@gmail.com
Hotline: 034 567 1094
Fanpage: https://www.facebook.com/CTCPDuocPhamQuocTeRainbow/