top of page
mở đầu
anemia.jpg

Thiếu máu

Những thông tin bạn cần lưu ý

 

Nguồn bài viết: Youmed.vn

rainbow 2.png

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thể là yếu tố làm nặng thêm một số bệnh lý người bệnh đang mắc, thiếu máu nặng có thể gây suy tuần hoàn và tử vong. Việc xác định nguyên nhân và điều trị sớm là rất quan trọng để kiểm soát ảnh hưởng của tình trạng phổ biến này.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu (anemia) được định nghĩa là có sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay giảm nồng độ huyết sắc tố (Hemoglobin) trong cơ thể, do đó làm hạn chế khả năng vận oxy đi nuôi các cơ quan.

HC-01.jpg

Nguồn: aboutkidshealth.ca

Thiếu máu biểu hiện như thế nào?

  • Thiếu máu cấp: Là tình trạng tức thì, thường do nguyên nhân mất máu đột ngột với số lượng đáng kể, người bệnh sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng rầm rộ: Chóng mặt, hoa mắt, khó thở, đau ngực, đánh trống ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt,.. đây là tình trạng cần phải cấp cứu, có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

  • Thiếu máu mạn tính: là tình trạng diễn tiến âm ỉ từ từ, do cơ thể đã có sự thích nghi dần nên biểu hiện các triệu chứng ít nổi bận hơn, nhưng các cơ quan vẫn biểu hiện: Xanh xao, hay mệt mỏi uể oải, kém tập trung, hay quên, vận động thể lực kém, tóc gẫy rụng, móng giòn dễ gãy, suy giảm khả năng tình dục, chậm phát triển thể chất trí tuệ ở trẻ em…

  • Các triệu chứng do bệnh lý nguồn gốc gây ra: Chảy máu, vàng da, tê bì tay chân, gan lách to, nổi hạch…

Signs-and-Symptoms-of-Anemia 1-01.jpg

Nguồn: getcured.xyz

định nghĩa
Biểu hiện

Các nguyên nhân nào gây nên thiếu máu?

  • Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, do đó điều trị rất khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý nền khác nhau, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Dựa vào kết quả xét nghiệm phân tích huyết học, bệnh được chia làm 3 nhóm sau:

Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc

(Kích thước hồng cầu nhỏ và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu thấp)

  • Thiếu sắt: Sắt là nguyên liệu tổng hợp nên hồng cầu, thiếu sắt sẽ dẫn đến suy giảm khả năng tạo máu của tủy xương. Nguyên nhân này là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Bệnh thalassemia, bệnh lý hemoglobin: Bệnh lý di truyền biểu hiện tình trạng do tan máu bẩm sinh.

  • Thiếu máu mạn do viêm nhiễm.

  • Thiếu máu do nhiễm kí sinh trùng.

Thiếu máu đẳng sắc

(Kích thước hồng cầu bình thường và nồng độ huyết sắc tố trong hồng bình thường)

  • Thiếu máu

  • Trong bệnh lý ác tính huyết học: do các tế bào ác tính ức chế sự phát triển của tế bào bình thường.

  • Do xuất huyết, do suy thận.

  • Suy tủy.

Thiếu máu hồng cầu to

  • Thiếu vi chất: Vitamin B12, Acid Folic.

  • Thiếu máu tán huyết: Do các kháng thể trong máu phá hủy hồng cầu.

  • Thiếu máu do thuốc, do rượu, do nhiễm HIV…

 

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Một số trường hợp có thể biểu hiện các triệu chứng rõ ràng như đã nêu, nhưng đối với mức độ nhẹ thì có thể phát hiện được bằng xét nghiệm phân tích máu. Đây là công cụ cơ bản để khẳng định và phân mức độ của người bệnh. Các thông số quan trọng để chẩn đoán đối với một kết quả tổng phân tích tế bào máu:

  • RBC: Số lượng tế bào hồng cầu trong máu.

  • HGB: Huyết sắc tố trong máu.

  • HCT: Dung tích hồng cầu.

  • MCV: Thể tích trung bình của hồng cầu.

  • MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu.

  • MCHC: Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu.

  • RDW: Sự phân bố kích thước của hồng cầu.

  • Phân loại mức độ:

 
phan do thieu mau-01.jpg
Nguyên nhân
chẩn đoán

Điều trị thiếu máu như thế nào?

Đối với tình trạng cần cấp cứu, bệnh nhân thiếu máu nặng biểu hiện chiếu chứng của rối loạn huyết động (Rối loạn tri giác, mạch nhanh, huyết áp giảm, tay chân lạnh, không đi tiểu được,…) cần được bồi hoàn dịch và chế phẩm máu ngay tức thì tại cơ sở y tế gần nhất.

Điều trị cần dựa trên nguyên nhân, Ví dụ:

  • Bổ sung sắt ở bệnh nhân thiếu sắt, điều này sẽ giúp tình trạng của người bệnh cải thiện ngoạn mục mà không cần can thiệp gì khác.

  • Truyền máu và thải sắt ở bệnh nhân được xác định là thalassemia để ổn định sự phát triển của bệnh nhi và ngăn ngừa biến chứng do sắt.

  • Các trường hợp do bệnh lý ác tính cần điều trị bệnh lý nền để cải thiện sống còn và ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh.

 

Phòng ngừa thiếu máu như thế nào?

  • Một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ các nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, chất xơ và vi chất, trong đó cần lưu ý các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt heo, ngũ cốc, sữa, rau xanh.

  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt – acid folic.

  • Tầm soát bệnh lý thalassemia trước khi mang thai, xem xét tư vấn di truyền nếu gia đình có vợ và chồng đều mắc bệnh

  • Xổ giun theo lịch để

  • Lối sống lành mạnh: thể dục thể thao và tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

  • Không tự ý sử dụng các thuốc bổ, thuốc bắc, thuốc tây không có sự chỉ định của bác sĩ.

 
Signs-and-Symptoms-of-Anemia 1-01.jpg

Nguồn: peanut-institute.com

Điều trị
Phòng ngừa

Thiếu máu không phải là một bệnh, có thể là một hệ quả của một hoặc đồng thời nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân và nhìn chung phương thức điều trị rất khác nhau giữa các nhau giữa các bệnh lý nền khác nhau. Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, cần được bổ sung nguyên liệu tạo máu và tầm soát các bệnh lý di truyền trong đó có bệnh lý di truyền huyết học, để thai phụ và cả thai nhi ra đời có tình trạng sức khỏe tốt nhất.

 

Bác sĩ ĐINH GIA KHÁNH

Youmed.vn

 
 
social-06-06.png
social-02.png
bottom of page